Kiến thức tiếng Việt ôn thi vào lớp 6 rất rộng, vì vậy các em cần phải nắm được những nội dung chính cần ôn tập để chuẩn bị.
Dưới đây là tóm tắt hệ thống lại những gì các em cần ôn tập.
I. TIẾNG VIỆT
1. Ngữ âm và chữ viết
– Nắm được quy tắc viết chính tả.
– Cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và nước ngoài.
– Cấu tạo của tiếng (âm đầu, vần, thanh) và vần (vần đệm, âm chính, âm cuối).
2. Từ vựng
– Từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) về tự nhiên, xã hội, con người.
– Cấu tạo từ: từ đơn, từ phức (từ láy, từ ghép).
– Từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc, nghĩa chuyển), từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ tượng thanh, từ tượng hình.
3. Ngữ pháp
– Từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ.
– Các thành phần câu: chủ ngữ, vị ngữ; trạng ngữ.
– Câu chia theo cấu tạo:
+ Câu đơn
+ Câu ghép
Cách nối các vế của câu ghép:
* Nối bằng các từ có tác dụng nối: quan hệ từ, cặp từ hô ứng.
*Nối trực tiếp (giữa các vế có dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm).
– Câu chia theo mục đích nói: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến.
– Dấu câu: Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang.
4. Biện pháp tu từ
– So sánh
– Nhân hoá
– Chơi chữ: dựa trên hiện tượng đồng âm
II. TẬP LÀM VĂN
1. Các kiểu văn bản
– Kể chuyện
– Miêu tả (tả người, tả cảnh)
– Viết thư
– Một số văn bản thông thường (theo mẫu): đơn, báo cáo thống kê, biên bản, chương trình hoạt động.
2. Lưu ý
– Cấu tạo ba phần của văn bản.
– Đoạn văn kể chuyện và miêu tả.
– Liên kết câu, liên kết đoạn văn:
+ Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.
+ Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.
III. VĂN HỌC
1. Một số bài văn, đoạn văn, bài thơ, màn kịch về tự nhiên, xã hội, con người.
2. Văn bản: Nắm được tên tác giả, đầu đề văn bản, đề tài, thể loại; hiểu được nội dung ý nghĩa; nhận biết được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc của văn bản (từ ngữ, hình ảnh, nhân vật,…)