12 câu ôn thi HK1 Địa lý 6 có lời giải

ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN ĐỊA LÝ 6

Câu 1: Cấu tạo bên trong trái đất gồm mấy lớp? Nêu vai trò của lớp vỏ trái đất?

– Cấu tạo bên trong trái đất gồm 3 lớp: Vỏ, lớp trung gian, lõi

– Vỏ trái đất là lớp mỏng nhất nhưng có vai trò rất quang trọng vì: Nó là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên như: Nước, không khí …. và cả xã hội loài người

Câu 2: Tại sao có ngày và đêm diễn ra khắp mọi nơi trên trái đất?

– Do trái đất có dạng hình cầu và trái đất tự quay quanh trục nên ngày và đêm diễn ra khắp nơi trên trái đất

Câu 3: Động đất là gì? Nguyên nhân gây ra động đất ? Em hãy nêu một số tác hại do động đất gây ra, em có những biệp pháp nào để giảm những tác hại đó?

– Động đất là hiện tượng các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển

– Động đất là do nội lực gây ra

– Tác hại: Phá hủy cầu cống, đường xá và làm chết nhiều người

– Biện pháp: Xây dựng nhà kiên cố, lập các trạm dự báo trước khi có động đất để kịp thời sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Câu 4: Em hãy kể tên các đại dương theo thứ tự nhỏ dần

Tên các đại dương theo thứ tự nhỏ dần :

– Thái Bình Dương

– Đại Tây Dương

– Ấn Độ Dương

– Bắc Băng Dương

Câu 5:  Ngày 22-6  là ngày gì ? Vào ngày này tại chí tuyến bắc có hiện tượng gì đặc biệt

Ngày 22-6 là ngày hạ chí

– Vào 22-6 mặt trời chiếu vuông gốc với chí tuyến bắc

Câu 6: Nêu đặc điểm và vai trò của lớp vỏ trái đất?

* Đặc điểm: Lớp vỏ trái đất dày 5-70 km, trạng thái rắn chắc, càng  xuống sâu nhiệt độ càng cao nhưng tối đa chỉ tới 10000c

* Vai trò: Lớp vỏ mỏng nhưng rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên như nước, không khí, sinh vật, … xã hội loài người.

Câu 7: Nội lực là gì? Ngoại lực là gì?Tại sao nói nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?

– Vì: Nội lực là những lực sinh ra ở bên tong trái đất còn ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài trái đất chúng xây ra đồng thời tạo nên địa hình bề mặt trái đất

+ Nội lực thiên về nâng cao địa hình còn ngoại lực thiên về sang bằng địa hình

Câu 8: Núi lửa đã gây nhiều tác hại cho con người nhưng tại sao quanh các núi lửa vẫn có dân cư sinh sống:

– Sau khi dung nham và tro bụi của núi lửa  đã nguội thì trở thành một vùng đất đỏ phì nhiêu  rất hấp cho sản xuất nông nghiệp

Câu 9: Núi già và núi trẻ khác nhau ở những điểm nào

– Núi trẻ: Đỉnh nhọn, sườn dốc thung lũng sâu. Hình thành cách đây vài chục triêu năm.

– Núi già: Đỉnh tròn, sườn thoãi, thung lũng cạn. Hình thành cách đây vài trăm triệu năm.

Câu 10: Trình bày hiện tượng tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả của nó?

* Vận động quay quanh trục:

– Trái Đất từ quay quanh 1 trục tưởng tượng nối liền 2 cực và nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo.

– Hướng tự quay: Tây sang Đông

– Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục là 24 giờ (một ngày đêm)

– Bề mặt Trái Đất được chia ra thành 24 khu vực giờ,mỗi khu vực có một giờ riêng.

* Hệ quả:

– Hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi Trái Đất .

– Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất nên các vật chuyển động trên bề mặt trái đất đều bị lệch hướng.

Câu 11: Vì sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?

– Trái Đất có dạng hình cầu nên chỉ được chiếu sáng một nửa, nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm

– Do Trái Đất quay quanh trục từ Tây sang đông nên khắp mọi nơi trên trái đất đều có lần lượt ngày và đêm

Câu 12:

a/  Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các loại kí hiệu nào?

b/ Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải?

  • Có 3 loại kí hiệu là: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích
  • Có 3 dạng kí hiệu là: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình
  • Vì hệ thống các kí hiệu bản đồ rất đa dạng nên khi đọc bản đồ trước tiên phải tìm đọc bảng chú giải để nắm được đầy đủ ý nghĩa của các kí hiệu sử dụng trên bản đồ.

*Download (Tải về) 12 câu ôn thi HK1 Địa lý 6 có lời giải file word dưới đây.

Updated: 17/10/2021 — 21:08

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *