Chia sẻ về kinh nghiệm ôn thi học sinh giỏi môn Địa lý của bạn Nguyễn Văn Tỷ người từng đạt giải ba môn Vật lý HSG quốc gia.
Mấy nay anh thấy khá nhiều bạn trong nhóm còn loay hoay chưa tìm được một phương pháp ôn thi thích hợp, nhân đây anh muốn chia sẻ hành trình 3 tháng ôn thi tỉnh và 2 tháng ôn thi quốc gia của anh, để xem các bạn có rút ra được điều gì cho mình không nhé!
1. ĐAM MÊ VÀ MUỐN CHINH PHỤC
Đam mê: Muốn học giỏi môn nào cũng vậy, trước hết phải có đam mê, có đam mê là được hơn 1 nửa sự thành công rồi, các bạn đã chọn thi Địa thì ít nhiều đã có niềm đam mê rồi phải không? Nếu chưa có thì tự tìm cho mình điều 1 điều yêu thích nhỏ từ Địa.
Chinh phục: Đời học sinh được thi học sinh giỏi là niềm tự hào lớn mà không phải ai muốn cũng có được, vậy cứ xem Địa như là crush và sẵn sàng chinh phục hết mình nhé.
Địa lý với anh là 1 môn học khá đặc biệt vì tích hợp cả 2 mảng kiến thức lớn là về tự nhiên, lẫn những vấn đề về kinh tế – xã hội, do đó có nhiều thứ hay ho mà mình học được từ Địa. Anh là dân chơi hệ Hóa nhưng dòng đời xô ngã anh va vào hệ Địa và yêu luôn Địa đến tận bây giờ.
2. PHƯƠNG PHÁP HỌC
* Học từ cơ bản đến nâng cao
– Trước tiên phải nắm thật kĩ sách giáo khoa, nằm lòng sgk đã rồi hãy học đến vấn đề sâu xa, kiến thức sgk là nền tảng để các bạn đi lên.
– Nhiều bạn chưa nắm vững kiến thức nền tảng, mà vội đọc tài liệu tham khảo, đôi khi sẽ không hiểu được bản chất vấn đề, thấy khó rồi sinh ra chán nản.
* Học theo hệ thống
– Trang bị cho mình 1 quyển vở dày dày 1 xíu, học theo cách tự ghi, tự nháp sẽ nhớ dai, nhớ kĩ, anh thấy nhiều bạn bây giờ cứ photo tài liệu ra rồi cầm đọc như đọc truyện thì sẽ mau quên lắm.
– Học theo sơ đồ tư duy là 1 phương pháp rất hiệu quả, giúp nắm vững kiến thức và nhớ rất lâu, sơ đồ tư duy nên do chính các bạn ghi chứ không lấy của người khác mà học, mỗi 1 lần ghi là 1 lần nhớ vào đầu (chưa rõ sơ đồ tư duy thế nào thì có thể hỏi thêm thầy cô, bạn bè, gg ).
– Học cách trình bày từng dạng câu hỏi, motip chung để trả lời, kiến thức thì bao la vô tận, không thể nào mà thuộc lòng từng câu chữ được.
Ví dụ : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, và kiến thức đã học, hãy: Phân tích sự phân bố dân cư của vùng …..?
Dạng này sẽ có mô tip chung:
– Khái quát về vùng, MDDS vùng
– Dân cư có sự phân bố không đồng đều:
+ Nội vùng: (d/c)
+ Giữa các tỉnh và trong cùng tỉnh (d/c)
+ Giữa thành thị và nông thôn (d/c)
Giải thích: Chịu tác động của nhiều nhân tố (tự nhiên, kinh tế – xã hội).
* Tài liệu tham khảo
– Atlat, tại sao anh đưa atlat vào mục đầu tiên này? Atlat là cực kì quan trọng đối với 1 bạn hsg Địa, nhiều bạn học chay theo tài liệu có sẵn mà quên đi atlat nó vi diệu đến cỡ nào, thành bại của cả 1 quá trình thi cử phụ thuộc vào atlat rất lớn.
– Sách tham khảo, nên chọn lựa sách từ các thầy cô có tiếng trong nghề, anh gợi ý nên chọn của thầy Thông, thầy Vũ.
– Một điều không thể thiếu đó là giải đề thi từ các trường, các sở giáo dục, 1 phần để cọ xát với đề thi, 1 phần rèn luyện kĩ năng giải đề, để sau này tránh bị tâm lý phòng thi khi gặp đề có nhiều câu hỏi nhỏ, khó. Việc tham khảo đáp án từ các đề này phải lưu ý thật kĩ, đáp án là trên tinh thần của tác giả, đôi khi cùng 1 câu hỏi mà đáp án giữa người này và người kia khác nhau là điều bình thường, lúc này mình phải biết chọn lọc ý, từ chính cái nền tảng kiến thức mình có nhé.
* Thời gian học
– Anh nghĩ các bạn đừng học buổi tối quá nhiều, thỉnh thoảng đọc sơ qua thì được, xem từ tài liệu giấy chứ đừng dán mắt vào điện thoại hại lắm.
– Thời gian tốt nhất để học là lúc sáng, 1 tháng trước khi anh thi là 4h-6h sáng anh học, tối đi ngủ trước 10h, để tinh thần được thoải mái, sức khỏe ổn định.
Trên đây là những gì anh đã từng áp dụng, các bạn có thể tham khảo để có kết quả tốt nhất cho những kì thi sắp tới nhé.
(Nguyễn Văn Tỷ)